Multimedia Đọc Báo in

Họp triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4-2013

15:48, 31/01/2013

Sáng 31-1, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4-2013 đã tổ chức họp triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức lễ hội.

Ông Y Dhăm Ênuôl, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo lễ hội chủ trì cuộc họp.

Các đại biểu tham dự cuộc họp

Hiện chương trình khai mạc, bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 đã được UBND tỉnh phê duyệt và Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch đang tiến hành thương thảo hợp đồng với Trung tâm tổ chức Biểu diễn nghệ thuật Việt Nam- Cục biểu diễn nghệ thuật, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. Tính đến nay, đã có 150 doanh nghiệp với 448 gian hàng đăng ký tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, trong đó có 52 gian hàng của các doanh nghiệp tỉnh Dak Lak. Hội thi pha chế cà phê cũng đã thu hút 40 thí sinh đăng ký dự thi, dự kiến vòng chung kết sẽ diễn ra vào ngày 10-3 tại sân khấu trung tâm trong khu hội chợ triển lãm. Về hội thi nhà nông đua tài, đến nay đã hoàn tất vòng thi vòng loại tại các cụm, có 4 đơn vị là: CưM’gar, Cư Kuin, Ea Kar, Buôn Hồ sẽ dự thi vòng chung kết vào ngày 11-3 tại Trung tâm văn hóa tỉnh. Sở Ngoại vụ cũng đã gửi thư mời đến 113 đơn vị quốc tế mời tham dự lễ hội, và hiện có 4 đơn vị xác nhận tham dự gồm: Ixraen, Phần Lan, Indonesia, Nga. Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về kế hoạch tiếp tục việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, ây dựng kế hoạch đón tiếp đại biểu chu đáo và chuẩn bị tốt hậu cần cho lễ hội….

Phát biểu tại cuộc họp, ông Y Dhăm Ênuôl đề nghị các tiểu ban, sở, ngành tích cực triển khai hiệu quả, có trách nhiệm các nội dung, chương trình của lễ hội; lên kế hoạch phân công nội dung công việc cho từng thành viên cụ thể, tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến cho các kịch bản chương trình sẽ diễn ra trong lễ hội…

Đ. L


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.