Multimedia Đọc Báo in

Vĩnh biệt nhạc sĩ "Cây đàn bỏ quên"

17:31, 28/01/2013

Sau thời gian điều trị bệnh, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều 27 - 1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.Hồ Chí Minh, thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Phạm Duy.  Ảnh Internet
Nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh Internet

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5-10-1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại ( nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...).  Có những bài đã trở nên rất quen thuộc: Cây đàn bỏ quên, Thuyền viễn xứ, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngậm ngùi…  Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc  có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.

Từ sau năm 1975, ông sang Mỹ sống và định cư. Năm 2005, ông về Việt Nam sống an hưởng tuổi già. Vì những quan điểm còn gây tranh cãi, một thời gian dài nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy  và một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến. Trong đó 14 ca khúc được cấp phép biểu diễn vào tháng 4-2012 như: Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng… Gần đây nhất, một loạt các ca khúc khác Phạm Duy được cấp phép biểu diễn trở lại gồm có: Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp, Mẹ chờ mong, Lúa mẹ, Nước mắt rơi, Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Phố buồn, Tiếng hát trên sông Lô, Viễn du, Xuân nồng, Biển khúc, Em hát, Khúc ru tình, Nỗi nhớ vô thường, Tình qua tin nhắn, trong đó, có cả hai ca khúc của ông sáng tác vào năm 1947 là Bên cầu biên giới Mùa đông chiến sĩ....

Nguồn (Thanh niên, Thể thao văn hóa)


 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.