Multimedia Đọc Báo in

ĐH Tây Nguyên: Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013

07:46, 29/06/2013

 

Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Trường ĐH Tây Nguyên có 24.055 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó khối A: 7.896 thí sinh; khối B: 11.266 thí sinh; khối C: 1.795 thí sinh; khối D: 1.751 thí sinh, khối M: 1.074 thí sinh và khối T: 273 thí sinh. Số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi vàoTrường ĐH Tây Nguyên năm nay có tăng hơn năm trước, trong đó tăng mạnh ở khối B và khối M và giảm ở khối A và khối C.
Mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013 đã sẵn sàng. Ảnh trên: Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2011
Mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013 đã sẵn sàng. Ảnh trên: Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2011
Trong kỳ thì ĐH, CĐ năm 2013, Trường ĐH Tây Nguyên có 24 điểm thi, trong đó đợt 1 là 7 điểm và đợt 2 là 17 điểm. Số phòng thi được huy động trong đợt 1 của kỳ tuyển sinh năm nay là 232 phòng thi, đợt 2 là 499 phòng thi. Trường ĐH Tây Nguyên đã huy động gần 1.900 cán bộ, giáo viên, sinh viên làm công tác coi thi, phục vụ thi. Trong đó, đợt 1 của kỳ thi (ngày 4 đến 5-7), số lượng cán bộ, giáo viên, sinh viên được Trường ĐH Tây Nguyên huy động là 617; đợt 2 (ngày 9 đến 10-7) là 1.271. 
Về công tác y tế, tại các điểm thi đều được bố trí một phòng y tế với đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc men nhằm đảm bảo cấp cứu cho thí sinh trong trường hợp xảy ra đau ốm đột xuất. Riêng các thí sinh dự thi tại điểm thi Trường ĐH Tây Nguyên, nếu xảy ra đau ốm đột xuất sẽ được chuyển đến Bệnh viện Đại học Tây Nguyên cạnh khuôn viên trường. Bên cạnh đó, Trường ĐH Tây Nguyên cũng đề nghị với Bệnh viện Đa khoa tỉnh dành một phòng bệnh cách ly đặc biệt để tiếp nhận các thí sinh nếu có bị đau ốm nặng đột xuất trong thời gian dự thi.
L.V
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.