Multimedia Đọc Báo in

Dự kiến đến năm 2020, mỗi năm Dak Lak sẽ đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo khoảng 3.600 tỷ đồng

20:46, 27/06/2013

Sáng 26-6, Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh) đã họp thẩm tra Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Dak Lak giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025.

Các đại biểu tham dự buổi thẩm định Đề án
Các đại biểu tham dự buổi thẩm định Đề án

Sau khi nghe đại diện Sở GD-ĐT báo cáo và giải trình, các đại biểu cho rằng Đề án trên được  xây dựng với đầy đủ căn cứ pháp lý, được chuẩn bị công phu, nội dung  rõ ràng. Tuy nhiên còn nhiều điểm chưa cụ thể như: nhiều nhận định chung chung hoặc chưa có cơ sở, thiếu số liệu điều tra, khảo sát; cơ sở đề ra các chỉ tiêu chưa được làm rõ; quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ chưa cụ thể; dự toán kinh phí chưa phù hợp với tình hình thực tế. Theo dự toán của UBND tỉnh, tổng kinh phí thực hiện Đề án đến năm 2020 là 37.365,093 tỷ đồng, trong đó ngân sách chiếm từ 85-90%, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa. Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2020, mỗi năm tỉnh phải đầu tư ngân sách cho GD-ĐT dự kiến trung bình khoảng 3.600 tỷ đồng.

Đại diện Sở GD-ĐT giải trình một số vến đề liên quan đến Đề án
Đại diện Sở GD-ĐT giải trình một số vến đề liên quan đến Đề án

Trên cơ sở những phân tích trên, Ban Văn hóa-Xã hội đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu, cân nhắc cụ thể về khả năng bố trí vốn của tỉnh cho quy hoạch phát triển GD-ĐT, tránh tình trạng đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhưng không có kinh phí thực hiện, ảnh hưởng đến tính khả thi của Nghị quyết. Đặc biệt, cần chú trọng  ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư xây dựng trường học phải đồng bộ…

Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.