Multimedia Đọc Báo in

Ngày thi thứ 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Diễn ra nghiêm túc, an toàn

18:11, 03/06/2013

Ngày 3-6, các thí sinh (TS) tiếp tục bước vào môn thi Địa lý (tự luận, thời gian 90 phút) và Sinh học (trắc nghiệm, 60 phút).

a
Thí sinh chuẩn bị làm bài môn thi Địa lý tại Hội đồng thi Trường THPT Buôn Ma Thuột.

Trong môn thi Địa lý, hầu hết các TS đều tận dụng thời gian làm bài, rất ít TS ra khỏi phòng thi trước thời gian quy định. Cũng như ngày thi thứ nhất, đề thi môn Địa lý được các TS đánh giá vừa sức với học sinh trung bình, không quá khó, không đánh đố học sinh, chủ yếu nằm trong nội dung của sách giáo khoa. Em Nguyễn Văn Nam (hội đồng coi thi trường THPT Chu văn An 1) cho biết: Dù kỳ thi đại học năm nay em thi khối B và D1, nhưng em tự tin với bài làm của mình ở mức trên 8 điểm. Do quá trình ôn tập đặc biệt chú ý đến vấn đề biển đảo nên câu 3, nội dung về “Ý nghĩa của việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo” em làm khá tốt. Còn theo em Nguyễn Khánh Hoàng (hội đồng coi thi Trường THPT Chu Văn An 2), thì những học sinh trung bình biết sử dụng Át lát có thể đạt thang điểm 6-7 ở môn này.

a
Kết thúc môn thi Địa lý nhiều thí sinh tại hội đồng coi thi Trường THPT Chu Văn An 1 phấn khởi vì đề thi vừa sức.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, ở môn thi thứ 3, toàn tỉnh có 58 TS vắng thi. Tại hội đồng coi thi Trường THPT Trần Nhân Tông (huyện Ea Kar), các giám thị đã phát hiện một TS mang tài liệu vào phòng thi,  bị lập biên bản, hủy kết quả và đình chỉ các môn thi tiếp theo trong kỳ thi tốt nghiệp 2013.

a
Thí sinh bước vào môn thi Sinh học.

Đối với môn thi Sinh học, hều hết các TS đều cảm thấy thoải mái vì đã kết thúc 2/3 chặng đường thi tốt nghiệp. So với đề thi các năm trước, đề thi sinh năm nay cũng được các em cho biết vừa sức với mọi học sinh. Em Nguyễn Thị Kim Thoa (Hội đồng coi thi Trường THPT Buôn Ma Thuột) phấn khởi: ở môn thi này em đạt khoảng 7 điểm, trong đó phần thi lý thuyết khá dễ, nếu ôn tập kỹ sẽ làm bài tốt. Cũng như trong buổi sáng, môn Sinh học có 58 TS vắng mặt; không có thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi.

a
Trao đổi kết quả làm bài sau khi thi môn Sinh học tại Hội đồng coi thi Trường THPT Chu văn An 2.

Theo ghi nhận của phóng viên: tại Hội đồng coi thi THPT Chu Văn An 1 và 2, từ khi bắt đầu vào phòng thi đến khi kết thúc thời gian làm bài, tình hình an ninh, trật tự ở trong và bên ngoài cổng trường đều ổn định, không có tình trạng thí sinh “xả phao” thi ra sân trường.

a
Lực lượng công an giao thông làm nhiệm vụ tai Hội đồng coi thi Trường THPT Chu văn An 2

Riêng các bậc phụ huynh, do thời gian làm bài ở 2 môn Địa lý và Sinh học khá ngắn nên hầu hết đều đứng chờ con thi. Chị Trần Thị Nga (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) đứng chờ tại hội đồng coi thi Trường THPT Chu văn An 2 chia sẻ: “Sau 3 môn thi đầu tiên, cháu nhà tôi làm bài khá tốt. Chiều nay thi môn Sinh học tôi rất lo vì cháu học môn này chỉ ở mức trung bình”. Hay chị Lê Thị Hà (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) để bảo đảm giờ giấc đưa đón con đi thi, chị đã xin nghỉ làm hai ngày nay để chờ con, vì chị rất lo và không yên tâm nếu để con đi thi một mình.

a
Các bậc phụ huynh cũng lo lắng không kém thí sinh trong ngày thi thứ 2

Về qui định thí sinh được mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi, ông Trương Thức, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết: theo báo cáo từ các Hội đồng coi thi thì đến thời điểm này chưa thấy thí sinh nào mang các thiết bị trên vào phòng thi. Sau 2 ngày đầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, toàn tỉnh có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi.

a
Thí sinh thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc 2/3 chặng đường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013

Ngày mai (4-6), buổi sáng TS thi môn Toán (tự luận, thời gian làm bài 150 phút); buổi chiều thi môn Ngoại ngữ (trắc nghiệm, 60 phút). Những TS không thi môn Ngoại ngữ sẽ thi môn Vật lý thay thế (trắc nghiệm, 60 phút).

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.