Multimedia Đọc Báo in

Ngừng sản xuất và lưu thông 13 sản phẩm nước uống đóng chai

10:11, 10/07/2013

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh vừa có thông báo về việc ngừng lưu thông đối với 13 sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh do vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. 

Các sản phẩm này gồm: sản phẩm CT719 của Công ty Cà phê 719 (xã Ea Kly, huyện Krông Pak); sản phẩm ASIAWA của Công ty TNHH SX-TM-DV Đắc Nhân Tâm (thị trấn Buôn trấp, huyện Krông Ana); sản phẩm ĐAKWA của Công ty TNHH SX-TM-DV Đak Gia (TX. Buôn Hồ); sản phẩm LE TEMPS của Doanh nghiệp tư nhân Tâm Lệ (TP. Buôn Ma Thuột); sản phẩm VOKA của Công ty TNHH SXTM Nhất Linh (huyện Ea Kar); sản phẩm VIBA của DNTN TM Tấn Trung (xã Ea Phê, huyện Krông Pak); sản phẩm PANONA của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Panona (TP. Buôn Ma Thuột); sản phẩm CHƯJANGSIN của cơ sở Trường Sinh (thị trấn Krông Kma, huyện Krông Bông); sản phẩm WATERLẮK của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Nam Lâm (thị trấn Liên Sơn, huyện Lak); sản phẩm Buôn Đôn của hộ kinh doanh Đinh Minh Tâm (xã tân Hòa, huyện Buôn Đôn); sản phẩm NICE của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai MICE (TP. Buôn Ma Thuột); 2 sản phẩm không có tên thương hiệu của cơ sở sản xuất NUDC và Công ty TNHH Lập Phương cùng nằm trên địa bàn huyện Ea H’leo.

Các hành vi vi phạm chủ yếu của các cơ sở nói trên là: hồ sơ pháp lý đã hết hiệu lực, không có hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn theo quy định, sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh yêu cầu các cơ sở trên phải ngừng sản xuất, lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường từ ngày 1-7-2013 và tiến hành các thủ tục công bố hợp quy theo quy định, nếu cơ sở nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đến nay ngày 10-7, vẫn chưa có cơ sở nào khắc phục vi phạm.

P.V
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.