Multimedia Đọc Báo in

Viện KSND tỉnh: Triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

09:38, 28/08/2013

Bên cạnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở địa phương theo quy định của pháp luật, trong những năm qua Viện KSND tỉnh luôn quan tâm đến công tác đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lãnh đạo VKSND tỉnh thăm, tặng quà cho các gia đình  có  hoàn cảnh  khó khăn tại  buôn  kết nghĩa.
Lãnh đạo VKSND tỉnh thăm, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại buôn kết nghĩa.

Lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Viện KSND tỉnh luôn kêu gọi và được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị, cá nhân trong toàn ngành đóng góp tiền và hiện vật trị giá hàng trăm triệu đồng để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình chính sách, các buôn đồng bào dân tộc thiểu số (những buôn mà các đơn vị trong ngành kết nghĩa) và các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, người tàn tật, người già neo đơn trên địa bàn tỉnh… Đặc biệt, trong năm 2012 và 2013, ngành KSND tỉnh đã kêu gọi sự đóng góp của cán bộ, công chức trong ngành xây dựng được 2 căn nhà tình nghĩa, với tổng trị giá trên 120 triệu đồng. Trong đó, năm 2012 Viện KSND tỉnh đã xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa trị giá trên 50 triệu đồng tặng cho ông Y Hang Niê là bệnh binh, trú tại buôn Dak Tur, xã Cư Pui (huyện Krông Bông); tại buổi lễ trao tặng ngôi nhà, Viện KSND tỉnh còn tặng gia đình ông 1 tivi 21 inch trị giá trên 2 triệu đồng. Và ngày 22-8 vừa qua, Viện KSND tỉnh đã tổ chức trao tặng 1 căn nhà tình nghĩa, trị giá 74 triệu đồng cho bà H’Rỡi Byă là bệnh binh trú tại buôn Cư Drăm, xã Cư Drăm (huyện Krông Bông).

Những việc làm nhiều ý nghĩa, đầy tính nhân văn, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của ngành KSND tỉnh đã góp phần giúp cho nhiều gia đình vơi bớt khó khăn, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trần Đình Sơn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.