Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

11:04, 17/10/2013

Chiều 16-10, UBND đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hiếu chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Qua 5 năm thực hiện, nền kinh tế của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2013 bình quân 11%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp luôn giữ được vai trò chủ đạo, giai đoạn 2008-2010, giá trị tăng bình quân 5,17%, giai đoạn 2011-2013, tăng 5,25% (đạt mục tiêu kế hoạch đề ra). Cơ cấu cây trồng chuyển đổi đa dạng, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó chú trọng đưa giống mới, chất lượng cao, đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công tác giải quyết việc làm triển khai đạt kết quả tốt, trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 124.880 lao động, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm từ 3,28% năm 2008 xuống còn 2,95% năm 2012. Đời sống của các hộ nghèo từng bước ổn định nhờ được hỗ trợ thông qua các chương trình chính sách như: chương trình 134, 135, 167, các chính sách tín dụng ưu đãi… Giai đoạn 2008-2013, tỷ lệ hồ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm.

Nhiều mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được nhân rộng
Nhiều mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được nhân rộng

Cùng với sự phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng thiết yếu ở nông thôn được tăng cường, giai đoạn 2008-2013 đã xây dựng, hoàn thành 107 công trình thủy lợi, phục vụ tưới tăng thêm 73.000 ha cây trồng, nâng tỷ lệ diện tích cây trồng được tưới lên 73,12%; đầu tư làm mới và nâng cấp 311 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1.395 km, làm mới 48 cây cầu và 718 cống, tràn các loại. Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp, đã xây dựng được 297 trạm biến áp, 477 km đường dây trung áp, 559 km đường dây hạ áp…; đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, 96,4% thôn, buôn có điện, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 96,6%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt 100%, đã có 152/152 xã có điểm bưu điện và đọc báo, trong  26 điểm có kết nối internet; cơ sở vật chất trường học, y tế được quan tâm đầu tư xây dựng…đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, phát triển sản xuất.

Đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm cải thiện
Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển ổn định

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý:  trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương trong tỉnh cần bám sát hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiến hành rà soát lại từng chương trình, chính sách cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết; huy động nguồn lực đầu tư cho khu vực nông thôn, trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành phi nông nghiệp và đẩy mạnh liên kết 4 nhà; đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.