Multimedia Đọc Báo in

Xã Hòa Xuân (TP.Buôn Ma Thuột): Triển khai mô hình điểm “Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực Tây Nguyên”

09:43, 30/10/2013
Vừa qua, Vụ Tuyên truyền, Vụ địa phương II - Ủy ban Dân tộc phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và  một số đơn vị chức năng tỉnh Dak Lak đã tổ chức Hội nghị triển khai Mô hình điểm “Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực Tây Nguyên” tại xã Hòa Xuân (TP.Buôn Ma Thuột).
Người dân xã Hòa Xuân phát biểu ý kiến tại hội nghị.  Ảnh: T.A
Người dân xã Hòa Xuân phát biểu ý kiến tại hội nghị.  Ảnh: T.A

Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tính đến 15-9-2013, toàn tỉnh có 1.913 người bị nhiễm HIV, 830 trường hợp  đã chuyển sang AIDS và có 396 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Bệnh lây truyền qua đường máu chiếm trên 45%, lây truyền qua đường tình dục hơn 14%, gần 2% lây truyền từ mẹ sang con… Mặc dù lây nhiễm HIV ở người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp nhưng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi phong tục tập quán khác biệt, tình trạng di dân từ nơi khác đến, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức về phòng chống HIV/AIDS cho người dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Hòa Xuân là một trong 21 xã, phường thuộc TP.Buôn Ma Thuột có địa bàn giáp ranh với xã khu vực III, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 50%. Tính đến tháng 12-2012, toàn xã có 4 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó, có 1 người đã tử vong. Mặc dù xã chưa phát hiện đối tượng nghiện ma túy hoặc hoạt động mại dâm, nhưng các xã lân cận đã có tệ nạn ma túy, mại dâm, do đó, nguy cơ lây nhiễm HIV vào địa bàn xã Hòa Xuân là rất cao. Mô hình “Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực Tây Nguyên” được triển khai thí điểm tại xã Hòa Xuân trong thời gian 2 năm (từ 2013 đến hết 2014) nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bị lây nhiễm HIV/AIDS và có ý thức tự phòng chống; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.

Hương Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.