Hội thảo khoa học "Nhân rộng kỹ thuật chăn nuôi bò thịt tại các tỉnh Tây Nguyên"
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Mục đích của Hội thảo nhằm đưa ra những định hướng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay; là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững; đồng thời cũng là cơ hội gắn kết các tổ chức, nhà khoa học trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, doanh nghiệp và quản lý.
Tiến sĩ Trương Tấn Khanh, Khoa Chăn nuôi Trường Đại học Tây Nguyên trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo |
Tại Hội thảo đã có 16 tham luận đề cập đến các nội dung: Một số kết quả nghiên cứu và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên; Chăn nuôi bò con đường phải đi tất yếu của người chăn nuôi Dak Lak; Kết quả nghiên cứu, phát triển và bài học từ các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt tại Ea Kar (Dak Lak); Đánh giá hiện trạng và tiềm năng thức ăn thô đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi bò thịt tại Dak Nông; Chuyển giao quy trình nuôi vỗ béo bò nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bò thịt cho người chăn nuôi...
Nuôi vỗ béo bò là hướng phát triển kinh tế của nhiều nông dân ở huyện Krông Bông (tỉnh Dak Lak) |
Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, gia tăng tổng đàn theo xu hướng tập trung. Tuy nhiên, chăn nuôi bò nói chung, bò thịt nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức trong chuỗi giá trị gia tăng: dịch bệnh; phát triển, chế biến, bảo quản thức ăn; sự liên kết giữa “các nhà” trong việc nâng cao chuỗi giá trị và sự phân phối công bằng, minh bạch giữa các khâu để khuyến khích thúc đẩy phát triển chăn nuôi; thị trường và hệ thống cung ứng dịch vụ đầu ra, đầu vào cho chăn nuôi…
Ý kiến bạn đọc