Multimedia Đọc Báo in

Mô hình giảm tổn thất sau thu hoạch giai đoạn 2011-2015: Gặp khó khăn trong vận hành và bảo quản thiết bị máy móc

10:41, 10/12/2013

Thực hiện Chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản giai đoạn 2011-2015, Sở NN-PTNT phối hợp với các ban, ngành liên quan của tỉnh triển khai 2 mô hình: máy gặt đập liên hợp, bóc tẽ ngô và sấy nông sản tại 5 huyện Krông Bông, Krông Pak, Buôn Đôn, Lak và M'Drak.

Máy gặt đập liên hợp...
Máy gặt đập liên hợp có công suất lớn sẽ giúp người nông dân tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất (ảnh minh họa)

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ khi đưa các mô hình này vào hoạt động đã gặp phải một số khó khăn trong khâu vận hành, cũng như bảo quản thiết bị máy móc. Tại xã Ea Trul (huyện Krông Bông) và Ea Rbin (huyện Lak), mô hình máy gặt đập liên hợp hoạt động không đều, chỉ phù hợp với những khoảnh ruộng có diện tích nhỏ nên không cạnh tranh được các máy hiện có tại địa phương.

Máy tẽ bắp...
Máy tẽ bắp có công suất quá nhỏ và bị lỗi kỹ thuật trong vận hành khiến nhiều nông hộ ở huyện Krông Pak không yên tâm

Còn tại các xã Vụ Bổn (Krông Pak), Krông Ana (Buôn Đôn), Ea Trang (MD’rak), các tổ hợp bóc tẽ ngô và sấy nông sản gặp trục trặc khi vận hành như tốc độ máy quay chậm, tỷ lệ hạt bắp sau khi bóc tẽ bị thổi ra ngoài chiếm tỷ lệ hơn 1%. Riêng máy sấy nông sản, do chưa có nhu cầu nên hầu hết các địa phương chưa đưa vào sử dụng khiến một số thiết bị máy đang hư hỏng dần do bảo quản không tốt.

Được biết, tổng nguồn vốn đầu tư cho 2 mô hình trên từ năm 2011 đến nay hơn 800 triệu đồng, trong đó Bộ NN-PTNT hỗ trợ trên 85%, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.

Đ.Đ
 


Ý kiến bạn đọc