Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 9 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2010 - 2012

17:49, 06/01/2014

Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh vừa ký Quyết định số 37/QĐ-BCĐ công nhận 9 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2010 - 2012.

Cụ thể gồm: xã Ea Ô, xã Cư Ni, thị trấn Ea Kar (huyện Ea Kar); xã Pơng Drang (huyện Krông Buk); xã Ea Blang, phường Bình Tân (thị xã Buôn Hồ); xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar); xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột); xã Bình Hòa (huyện Krông Ana).

1
Ban Chỉ đạo tỉnh tiến hành phúc tra tại xã Bình Hòa (huyện Krông Ana)

Căn cứ vào kết quả phúc tra, 9 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2010 - 2012 đã đăng ký, triển khai thực hiện đạt từ 27/30 tiêu chí của 6 tiêu chuẩn theo Hướng dẫn số 1578/HD-BCĐ của Ban Chỉ đạo tỉnh gồm: đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện; tham gia thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội phát động.

2
Xã Ea Ô (huyện Ea Kar) đạt 29/30 tiêu chí theo Hướng dẫn số 1578/HD-BCĐ

Được biết, từ năm 2013 trở đi, việc xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa không thực hiện theo Hướng dẫn 1578/HD-BCĐ của Ban Chỉ đạo tỉnh mà sẽ thực hiện thống nhất theo Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL, năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL, năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Nguyễn Xuân
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.