Multimedia Đọc Báo in

Huyện Buôn Đôn: Tiêu hủy hơn 400 con vịt bị nhiễm bệnh cúm A/H5N1

08:03, 11/02/2014
Ngày 9-2, Phòng Nông nghiệp huyện Buôn Đôn phối hợp với Trạm Thú y huyện và các ban ngành liên quan cùng với chính quyền 2 xã Tân Hòa, Ea Wer tổ chức  tiêu hủy hơn 400 con vịt bị nhiễm bệnh cúm A/ H5N1 của gia đình anh Lê Trung Dương ở thôn 15, xã Tân Hòa.

Được biết gia đình anh Lê Trung Dương chăn nuôi vịt tại địa bàn thôn Hà Bắc, xã Ea Wer. Do không được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm, nên trong quá trình chăn nuôi số vịt 51 ngày tuổi của gia đình anh bị nhiễm bệnh cúm A/H5N1. Lúc này anh Dương mới vội đi mua kháng sinh về  điều trị cho đàn vịt nhưng không hiệu quả. Trước tình hình trên ngày 7-2 anh Dương mới báo Trạm Thú y huyện để có biện pháp xử lý. Nhận được tin báo của gia đình, Trạm Thú y huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương của 2 xã Tân Hòa, Ea Wer đã nhanh chóng kiểm tra đàn vịt bị nhiễm bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh cúm A/H5N1, Trạm đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vịt bị nhiễm bệnh nói trên.  Đàn vịt chết hàng loạt và bị tiêu hủy làm cho gia đình anh Lê Trung Dương bị thiệt hại  gần 30 triệu đồng

Để hạn chế dịch bệnh lây lan, Trạm Thú y huyện đã hướng dẫn cho gia đình làm vệ sinh, tiêu độc khu vực chuồng trại; đồng thời chỉ đạo cho cán bộ thú y của 2 xã Tân Hòa và Ea Wer phối hợp với các đoàn thể ở địa phương tuyên truyền cho nhân dân biết về tình hình dịch cúm A/H5N1 để có biện pháp giám sát, phòng bệnh trên đàn gia cầm.

Thanh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.