Multimedia Đọc Báo in

Thẩm định Báo cáo Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Dak Lak

09:30, 21/02/2014

Chiều 20-2, Hội đồng thẩm định các quy hoạch, đề án phát triển ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh đã tổ chức họp thẩm định Báo cáo Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Dak Lak đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

s
Các đơn vị vận tải không ngừng đổi mới phương tiện để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách

Theo báo cáo, giao thông Dak Lak hiện tại có 3 loại hình chính là đường bộ, đường thủy và hàng không (chưa có đường sắt), trong đó giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một cách rõ rệt, hạ tầng giao thông cơ bản phục vụ tốt việc đi lại, giao thương của người dân, vận tải hành khách phát triển nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ ngày càng được các đơn vị chú trọng.

Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, về đường bộ phấn đấu đến năm 2020 sẽ nhựa hoặc bê tông hóa toàn bộ đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cứng hóa tối thiểu 70% số km đường xã đến năm 2020, tỷ lệ này được nâng lên 100% vào năm 2030; cứng hóa tối thiểu 50% số km đường thôn buôn vào năm 2020, đến năm 2030 là 75%. Về đường thủy định hướng đến năm 2030 sẽ xây dựng các bến khách, bến hàng hóa và bến du lịch lòng hồ trên các tuyến vận tải bằng đường sông. Về hàng không đến năm 2020 sẽ nâng cấp, mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột lên quy mô 460ha, đến năm 2030 sẽ nghiên cứu mở các đường bay đi các nướ ASEAN…

Sau khi đóng góp ý kiến, trao đổi, các thành viên trong Hội đồng thẩm định đã thống nhất cao với báo cáo tóm tắt Dự án Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Dak Lak đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt, thông qua.  

    
 Hoàng Tuyết

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.