Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak được đầu tư xây dựng 15 cầu nông thôn giai đoạn 2014-2020

15:25, 15/03/2014

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, Đề án đầu tư 32 dự án gồm 450 cầu nông thôn trên phạm vi 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

s
Cầu tạm vào buôn Cư Nao, xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin)

Các công trình này có tổng mức đầu tư trên 324,8 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách Trung ương; thanh niên tình nguyện và người dân địa phương đóng góp công sức làm đường dẫn 2 đầu cầu. Trong trường hợp phải đền bù, giải phóng mặt bằng, địa phương phải bố trí ngân sách thực hiện. Thủ tướng Chính phủ giao cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai Đề án, phối hợp với địa phương huy động nguồn lực xây dựng các hạng mục liên quan bảo đảm khai thác đồng bộ công trình. Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí đủ vốn ngân sách hàng năm cho Trung ương Đoàn thực hiện. Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn theo quy định. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh đoàn, thành đoàn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền, lồng ghép Đề án này với Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn…

Dak Lak được xây dựng 15 cầu, gồm: cầu buôn Cuê, cầu suối Ybrét (huyện Krông Ana); cầu thôn 2C, cầu thôn 7A (huyện Ea Kar); cầu thôn 16, cầu Đội đá (huyện Buôn Đôn), cầu Hòa Thắng, cầu suối Ea Tơng (TP.Buôn Ma Thuột); cầu Cư Rang 1, Cư Rang 2 (huyện Krông Bông); cầu Y Păm (huyện Cư M’gar); cầu thôn 7, cầu buôn Huynh, cầu buôn Blếch (huyện Ea H’leo) và cầu Cư Êwi (huyện Cư Kuin).

Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.