Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình

21:46, 08/03/2014

Chiều 7-3, Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh tổ chức Hội nghị tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi). Đồng chí Y Khút Niê, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh chủ trì hội nghị.

Đóng góp vào dự thảo sửa đổi Luật BHYT, các ý kiến đều tập trung vào các nội dung: tên gọi của Luật; quản lý, phân bổ và sử dụng kết dư quỹ BHYT; BHYT với đối tượng chính sách; thanh toán đối với bệnh nhân trái tuyến, vượt tuyến. Cụ thể: về tên gọi, hầu hết ý kiến thống nhất chọn phương án 2 của dự thảo là “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT” vì dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa Luật BHYT có sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đối tượng điều chỉnh của Luật này là những người tham gia BHYT chứ chưa phải toàn dân. Đối với việc quản lý, phân bổ và sử dụng kết dư quỹ BHYT, các ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định phân bổ một phần quỹ kết dư BHYT cho địa phương quản lý để góp phần đầu tư nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, tại khoản 4, điều 22 Luật quy định người bệnh có quyền khám, chữa bệnh tại các đơn vị tương đương với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu liệu có dẫn đến tình trạng người có thẻ BHYT đi khám bệnh nhiều lần trong ngày tại các cơ sở y tế khác nhau...

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Y Khút Niê phát biểu tại Hội nghị.
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Khút Niê phát biểu tại Hội nghị.

Đối với dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), trong quy định độ tuổi kết hôn, đa số ý kiến thống nhất chọn phương án 2, quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Với nội dung mang thai hộ, đa số ý kiến đồng tình vì mang mục đích nhân đạo, nhưng cần quy định rõ trách nhiệm đôi bên để tránh phát sinh tranh chấp sau này cũng như phải có ràng buộc như thế nào để tránh việc mang thai hộ trở thành dịch vụ. Với quy định về lao động trong gia đình, một số ý kiến cho rằng phải xác định rõ thế nào là lao động trong gia đình, có quy định cụ thể thu nhập bao nhiêu thì được coi là lao động trong gia đình. Ngoài ra, các ý kiến không tán thành với nội dung công nhận quan hệ hôn nhân đồng tính bởi nó chưa đủ yếu tố để cấu thành một gia đình đúng nghĩa…

Các ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp, trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.