Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Điện ảnh

19:04, 14/03/2014

Sáng 14- 3, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tổ chức buổi Gặp mặt nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15-3-1953 – 15-3-2013), 45 năm Điện ảnh Dak Lak và 10 năm Ngày thành lập Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh.

Tham dự có đại diện các sở, ban ngành hữu quan và đông đảo các đồng chí là cán bộ, viên chức đã và đang công tác trên lĩnh vực điện ảnh, nhiếp ảnh của tỉnh qua các thời kỳ.

cc
Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Y Wái Byă phát biểu tại buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam nói chung và Điện ảnh Dak Lak nói riêng. Ngay từ khi mới thành lập, Điện ảnh đã thể hiện vai trò, vị trí quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, động viên toàn dân quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Những người chép sử bằng hình ảnh đã không phụ niềm tin yêu của Đảng và nhân dân giao phó, làm nên chặng đường lịch sử Điện ảnh vẻ vang của dân tộc. Cùng với sự phát triển của Điện ảnh Việt Nam, năm 1968 trở thành dấu mốc cho lịch sử hình thành ngành Điện ảnh Dak Lak với các đội chiếu bóng lưu động phục vụ đồng bào, chiến sỹ các vùng căn cứ cách mạng của tỉnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên các đội chiếu bóng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ và cả hi sinh để làm tròn nhiệm vụ động viên chiến sỹ, đồng bào các dân tộc chiến đấu anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 10-3-1975, giải phóng tỉnh Dak Lak và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sau ngày giải phóng 1975,  Điện ảnh Dak Lak hoạt động chủ yếu là các đơn vị chiếu bóng lưu động hướng về cơ sở phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và hẻo lánh, đem ánh sáng của Đảng đến từng buôn làng, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu tinh thần của đồng bào các dân tộc. Tiếp đó, nhằm ổn định và phát triển Điện ảnh tỉnh nhà theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, ngày 2-3-2004 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-UB thành lập Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng - là đơn vị sự nghiệp có thu; tiếp tục phát huy vai trò và chức năng của ngành Điện ảnh đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng thời tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước trong thời kỳ mới. Trải qua chặng đường 10 năm phát triển, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại của một đơn vị mới thành lập để giải quyết những vấn đề về tổ chức và kinh phí… đồng thời xây dựng những chương trình hoạt động mang tính ổn định, lâu dài, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới.

d
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Buổi gặp mặt cũng là dịp để các đồng chí, đồng nghiệp đã và đang hoạt động trong nghề điện ảnh trao đổi những ý kiến, kinh nghiệm quý báu nhằm đưa ngành Điện ảnh tỉnh nhà phát triển trong thời kỳ hội nhập. Cụ thể: cần từng bước đổi mới tư duy lãnh đạo, nâng cao hơn nữa tay nghề, kỹ thuật cho đội ngũ làm điện ảnh; tăng cường hơn nữa việc trình chiếu những tác phẩm điện ảnh về bảo vệ môi trường, cách làm kinh tế giỏi, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội… đến với người dân vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

d
Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng báo cáo thành tích của đơn vị sau 10 năm thành lập

Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tặng Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc ngành Điện ảnh cho Trung tâm phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Dak Lak vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Điện ảnh Việt Nam; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể xuất sắc trong công tác xây dựng và phát triển ngành Điện ảnh Dak Lak.

d
Đại diện Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể xuất sắc của Trung tâm

Quốc Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.