Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Vụ mùa 2014, trồng đại trà các loại lúa lai có năng suất chất lượng cao

08:04, 20/05/2014
Vụ đông xuân 2013 - 2014, TP.Buôn Ma Thuột đã gieo trồng hơn 1.700 ha cây trồng các loại, tăng 81 ha so với vụ trước, trong đó lúa nước 1.084 ha; năng suất các loại cây trồng đều đạt kế hoạch đề ra.
 
Ngoài các giống lúa lai như: Nông ưu, BTE1, SYN 6, PHB71, 26P26, trong vụ đông xuân này, thành phố đưa một số giống lúa lai mới vào sản xuất như: Thục Hưng 6, Lúa thuần Đại Dương 2, Nam ưu 604… nên năng suất đạt rất cao, có những vùng đạt  từ 10-12 tấn/ha; năng suất lúa bình quân chung toàn thành phố đạt 6,8 tấn/ha. Tổng sản lưọng quy thóc vụ đông xuân 2013 – 2014 ước đạt gần 8.000  tấn, tăng hơn 2000 tấn so với vụ trước; trong đó sản lượng lúa đạt hơn 7.394 tấn. Cà phê niên vụ 2013-2014 năng suất bình quân đạt 2,45 tấn nhân/ha, sản lượng trên 30 nghìn tấn, tăng gần 500 tấn so với vụ trước và đạt 101,6% kế hoạch.

Vụ mùa năm 2014, TP.Buôn Ma Thuột dự kiến gieo trồng gần 9.975 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa 1.820 ha, bắp 4.100 ha, mía 1.450 ha, rau các loại 810 ha, hoa 55 ha, cây hoa màu và đậu đỗ các loại 1.195 ha.  Để thực hiện thắng lợi vụ mùa cả về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, UBND thành phố chỉ đạo: các xã, phường cần chủ động xây dựng kế hoạch cụ thế ở từng cánh đồng, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng cường đầu tư thâm canh, đặc biệt chú trọng  việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nhất là đối với  vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thành phố cũng có chủ trương thay giống lúa thuần chủng sang trồng đại trà các loại lúa lai có năng suất chất lượng cao. Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế.

Xuân Hậu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.