Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết vướng mắc liên quan đến khu B chợ Buôn Ma Thuột

14:43, 01/06/2014
UBND tỉnh vừa có Công văn 3479/UBND-TCTM, ngày 26-5-2014, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung về việc giải quyết vướng mắc trong việc đưa khu B chợ Buôn Ma Thuột vào hoạt động.
 
Theo đó, UBND tỉnh khẳng định, chủ trương xây dựng chợ trung tâm Buôn Ma Thuột là đúng đắn, xứng tầm với đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, phù hợp với Kết luận số 60-KL/TW, ngày 27-11-2009 của Bộ Chính trị. Để chuẩn bị đưa khu B chợ Buôn Ma Thuột vào hoạt động, UBND tỉnh chỉ đạo: Công ty Cổ phần đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột thuê đơn vị tư vấn độc lập theo quy định của pháp luật để thẩm định chi phí đầu tư, xây dựng chợ, có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Xây dựng cùng các tiểu thương và có kết quả trước ngày 15-6-2014; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với tiểu thương và các cơ quan liên quan rà soát các khoản chi phí đầu tư vào cấu thành giá cho thuê quầy sạp, bảo đảm khách quan, đúng quy định của pháp luật. Đối với các tiểu thương, trong quá trình chờ đưa khu B chợ Buôn Ma Thuột vào hoạt động, cử người đại diện tham gia quá trình thẩm định của các sở, ngành; nếu có vấn đề vướng mắc phải phản ánh bằng văn bản cho cơ quan chức năng, không tụ tập đông người gây mất trật tự an toàn xã hội; riêng các hộ kinh doanh mặt hàng sắt, trước mắt UBND TP. Buôn Ma Thuột xem xét, bố trí địa điểm tạm thời để bà con yên tâm buôn bán;  về lâu dài, phải quy hoạch bố trí khu vực chợ cho hoạt động kinh doanh mặt hàng sắt. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, tham mưu về phí và lệ phí, trong đó có phí chợ trung tâm Buôn Ma Thuột để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh khoá VIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.