Multimedia Đọc Báo in

Hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Dak Lak

18:00, 24/07/2014

Sáng 24-7, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) tại Dak Lak do Thường trực Hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản phối hợp với Sở NN-PTNT, Hiệp hội đào tạo Phi lợi nhuận NPO-TIA (Nhật Bản) tổ chức. Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản tỉnh Mai Hoa Niê Kdăm chủ trì hội nghị.

ảnh
Bà Mai Hoa Niê Kdăm phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo Hiệp hội NNHC Việt Nam, hiện nay trên thế giới có 160 nước có NNHC, trong đó, 84 nước có luật riêng về NNHC. Ở Việt Nam, NNHC đã biết đến từ lâu nhưng chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong vài năm gần đây ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún và phát triển còn chậm. Năm 2012 cả nước mới có khoảng 23.400 ha NNHC, chỉ chiếm 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. 

ảnh
Các đại biểu tham gia hội thảo

Dak Lak và Nhật Bản đã thực hiện Chương trình hợp tác NNHC trong 5 năm (2005-2010), đã xây dựng được Trung tâm NNHC; đưa hơn 60 tu nghiệp sinh đi học, thực tập từ 1-3 năm tại Nhật Bản; làm một số thực nghiệm và sản xuất rau quả sạch; thành lập được 2 công ty của người Nhật là Công ty Liên kết nông dân (chuyên thu mua hạt tiêu và chế biến bầu khô để đem sang thị trường Nhật) và Công ty Nico Nico (trồng rau sạch bán cho thị trường Dak Lak và TP. Hồ Chí Minh)…

ảnh
Ông Katayama Motosa, Giám đốc Công ty liên kết nông dân giới thiệu về mô hình phát triển NNHC của Nhật Bản tại Việt Nam

Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng NNHC ở Dak Lak, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên chưa thúc đẩy được NNHC phát triển. Thông qua hội thảo này, tỉnh Dak Lak mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ tỉnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực NNHC. Đặc biệt, mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản cung cấp công nghệ, hỗ trợ nông dân Dak Lak tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu để NNHC Dak Lak phát triển xứng với tiềm năng.

Thuận Nguyễn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.