Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ II, nhiệm kỳ 2014-2018

22:43, 26/09/2014

Sáng 26-9, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2014 – 2018. Tham dự Đội hội có ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan trong tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất cà phê.

ảnh
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam phát biểu tại đại hội

Trong nhiệm kỳ I (2010-2013), Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột có tổng số 127 hội viên. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Hiệp hội đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ cấp quyền sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột cho 10 doanh nghiệp với tổng diện tích hơn 15.000 ha, sản lượng đăng ký hằng năm hơn 46.600 tấn; khiếu kiện thành công vụ việc nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” bị doanh nghiệp Trung Quốc xâm hại; nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đến 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến nay đã có 5 quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra, Hiệp hội cũng thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tập huấn, đào tạo và quảng bá CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột…

ảnh
Các tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh

Đại hội đã thông qua phương hướng chủ yếu trong nhiệm kỳ 2014 – 2018 là tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức, thực hiện tốt vai trò tập hợp, cầu nối giữa các hội viên với các tổ chức công tư có liên quan để phát triển sản xuất, thương mại cà phê có CDĐL Buôn Ma Thuột, các loại cà phê bền vững có chứng nhận...

ảnh
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Dương Thanh Tương tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2014-2018 với 20 thành viên; Ban kiểm tra gồm 5 thành viên. Ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ II (2014-2018).
 

Thuận Nguyễn




 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.