Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar nhân rộng các mô hình kết nghĩa

16:04, 18/09/2014

Sau 10 năm thực hiện chủ trương kết nghĩa (2004-2014), huyện Cư M'gar đã có 30 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và 104 cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với 75 buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). 

Qua hoạt động kết nghĩa, các cơ quan, đơn vị đã tặng bà con 40 nghìn suất quà trị giá 9,5 tỷ đồng, hỗ trợ gần 26 tấn gạo, xây dựng 26 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; đồng thời hỗ trợ kinh phí sửa chữa cổng trường, xây dựng tường rào, làm đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, lắp điện thắp sáng, xây dựng bến nước. Ngoài ra, các đơn vị kết nghĩa còn tặng 67 bộ loa, âm ly, 13 tủ sách pháp luật, 12 chiếc ti vi, 350 bộ bàn ghế và nhiều vật dụng trang bị cho nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Từ công tác kết nghĩa, các buôn trong huyện đã có chuyển biến tích cực về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ảnh kèm huyện Cư M’gar chú trọng tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm.JPG
 Nhờ được chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Cư M'gar đã thoát nghèo bền vững (Trong ảnh: Mô hình trồng rau an toàn của HTX nông nghiệp dịch vụ Toàn Thịnh, thị trấn Ea Pok, huyện Cư M'gar)
 
Điểm nổi bật trong công tác kết nghĩa ở huyện Cư M’gar là đã có 70 thôn, tổ dân phố kết nghĩa với 56 buôn DTTS; 76 chi hội phụ nữ thôn, tổ dân phố kết nghĩa với 75 chi hội phụ nữ buôn, 113 hộ gia đình đoàn viên, hội viên người Kinh kết nghĩa với 113 hộ gia đình DTTS…Mới đây, Huyện ủy Cư M’gar tiếp tục triển khai cho các buôn trong huyện kết nghĩa với nhau. Mô hình này đem lại hiệu quả cao, vì vậy thời gian tới Huyện ủy sẽ nhân rộng, nhằm thắt chặt tình đoàn kết, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị trên địa bàn.
 
Nguyên Hoa 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.