Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak: Số sinh viên cử tuyển được bố trí việc làm thấp nhất khu vực Tây Nguyên

08:50, 18/12/2014

Thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ, từ năm 2006 đến nay, tỉnh Dak Lak có 113 sinh viên đào tạo cử tuyển tốt nghiệp, gồm 105 đại học, 8 cao đẳng; trong đó đã  bố trí  việc làm cho 31 em.

Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa
Phần lớn số sinh viên được bố trí việc làm phát huy được khả năng, trách nhiệm đối với công việc, một số người đã trưởng thành, giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị cơ sở.
 
Sau 7 năm thực hiện Nghị định 134, toàn vùng Tây Nguyên có 1.194 sinh viên cử tuyển tốt nghiệp (949 đại học, 66 cao đẳng và 179 trung cấp); đã bố trí việc làm cho 744 em (đạt 62,31%). Cụ thể: Kon Tum đã bố trí việc làm cho 195/334 sinh viên tốt nghiệp (đạt 58,3%); Gia Lai 125/168 sinh viên (đạt 74,4%); Dak Lak 31/113 sinh viên (đạt 27,4%); Dak Nông 210/340 sinh viên (đạt 61,7%);  Lâm Đồng 183/239 sinh viên (đạt 76,5%).
 
Tổng kinh phí đào tạo cử tuyển  trong 7 năm qua là 230 tỷ đồng, gồm: trợ cấp ăn, ở, đi lại, sách vở, đồ dùng học tập. Bình quân chi phí cho một em từ khi bước vào học dự bị đến khi học đại học ra trường tương đương 115 triệu đồng. 
 
Nguyên Hoa 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.