Multimedia Đọc Báo in

75,5% lao động nông thôn có việc làm sau học nghề

18:16, 09/03/2015

Sau 5 năm (2010-2014) triển khai thực hiện “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 413 lớp đào tạo nghề cho 13.751 người.

1
Học viên tìm hiểu nghề trồng và khai thác nấm tại Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana

Tổng số lao động nông thôn đã học nghề xong là 13.012 người. Qua thống kê phiếu khảo sát thực tế và đơn đăng ký học nghề của học viên tham gia học nghề có 9.824 người có việc làm, đạt 75,5%. Trong đó, 1.484 người được doanh nghiệp tuyển dụng (các nghề: may dân dụng, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, kỹ thuật nấu ăn, điện dân dụng); 407 người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (các nghề: mây tre đan kỹ nghệ, dệt thổ cẩm, trồng và khai thác nấm); 7.783 người tiếp tục làm nghề cũ (tự tạo việc làm) nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn (các nghề: chăn nuôi heo, bò, gà,  trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su, tiêu, lúa, trồng và khai thác nấm); 30 tổ hợp tác (tương đương 150 người) làm các nghề: xây dựng dân dụng, mây tre đan kỹ nghệ.

Đạt được kết quả trên, Ban chỉ đạo các cấp đã bám sát kế hoạch, chủ động tìm hiểu điều kiện thực tế của địa phương, lựa chọn những nghề đào tạo nông nghiệp và phi nông nghiệp phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường hoạt động tuyên truyền, tư vấn, điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề đối với lao động nông thôn; nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề…

Nguyễn Xuân

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.