Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk nằm trong phạm vi quy hoạch của Trung tâm logistics trong cả nước

10:28, 12/08/2015

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, định hướng phát triển các trung tâm logistics trở thành các trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, thúc đẩu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Tại miền Bắc sẽ hình thành và phát triển 7 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế. Miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế. Miền Nam hình thành và phát triển 5 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế. Cũng theo quy hoạch, Đắk Lắk nằm trong phạm vi quy hoạch của của 1 Trung tâm logistics hạng II hình thành tại hành lang kinh tế Đông Trường Sơn của vùng Tây Nguyên, có quy mô tối thiểu từ 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và hướng ra các tỉnh duyên hải, kết nối với các cảng cạn, cảng biển (thuộc các tỉnh vùng duyên hải), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, khu công nghiệp, các cửa khẩu (các tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

Người dân lựa chọn mua hàng tại Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Buôn Ma Thuột

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 24-25%/ năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài 40%, giảm thiểu chi phí  logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%; đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lượt là 34-35%, 15%, 65%/ năm và 15-17%/ năm.
 
Đ. L
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.