Multimedia Đọc Báo in

Đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê

07:49, 22/08/2015

Chiều 21/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN – PTNT) phối hợp với Sở NN - PTNT tổ chức Hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê vấn đề thể chế và kỹ thuật.

Tham dự hội thảo có Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng, đại diện Sở NN – PTNT cùng các doanh nghiệp và người trồng cà phê trong và ngoài tỉnh.

 

g
Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo


Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của cả nước, có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của Tây Nguyên. Tại Đắk Lắk, ngành cà phê đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan, tuy nhiên trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê cũng ẩn chứa những rủi ro như thiên tai, sâu bệnh, biến động về giá… Do vậy, bên cạnh thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch, tái canh cà phê, phát huy vai trò của sàn giao dịch hàng hóa thì ngành cà phê cần thành lập quỹ bảo hiểm, phát triển dịch vụ bảo hiểm sản xuất cà phê. Theo đó, sẽ triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê ở Đắk Lắk và Lâm Đồng với mức phạm vi bảo hiểm khác nhau như 100%, 90%, 80% hay thấp hơn phụ thuộc vào nhu cầu quản trị rủi ro và khả năng chi trả. Mức phạm vi bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao…

 

Quang cảnh buổi Hội thảo
Quang cảnh buổi Hội thảo

Hội thảo cũng là cơ hội để các bên thảo luận, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm, đồng thời là dịp giao lưu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách về bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê nhằm góp phần thành công cho công tác hoạch định và thực thi chính sách bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam.


Thanh Hường
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.