Multimedia Đọc Báo in

Hơn 21,6 tỷ đồng thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2011-2015

08:54, 13/08/2015

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư hơn 21,6 tỷ đồng thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) theo Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 3,9 tỷ đồng, ngân sách địa phương 3,5 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vận động khác.

1
Cán bộ Phòng BVCSTE (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) thăm, tặng quà gia đình có trẻ em bị sát hại dã man ở huyện Ea H'leo

Từ nguồn vốn trên, tỉnh đã triển khai thực hiện 5 dự án gồm: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE; Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ; Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVCSTE.

Nhờ vậy, đến nay đã có 15/15 huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định 267, một số tiêu chí được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đã hình thành đội ngũ cộng tác viên kiêm nhiệm công tác BVCSTE trên toàn tỉnh gồm 2.470 người. Bên cạnh đó, công tác truyền thông được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác BVCSTE. Các dịch vụ trợ giúp trẻ em như tham vấn, tư vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị bạo lực, xâm hại... đã từng bước ổn định và hoạt động hiệu quả. Đồng thời, đã xây dựng đường dây điện thoại miễn phí (0500.1088) kết nối dịch vụ trợ giúp và can thiệp đối với những trường hợp trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.