Multimedia Đọc Báo in

Sơ kết phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

20:04, 13/08/2015

Ngày 13-8, Hội nghị sơ kết phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) 6 tháng đầu năm 2015 được tổ chức tại Sở VH-TT-DL.

 Bà Mai Hoan Niê Kdăm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phong trào chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo sơ kết, phong trào TDĐKXDĐSVH đã thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị ở địa phương, đặc biệt là sự hưởng ứng và đồng thuận của toàn dân trong việc xây dựng, thực hiện các tiêu chí đặt ra. Đến nay toàn tỉnh có 320.564/415.235 hộ được công nhận gia đình văn hóa, đạt 77,2%; có 1.695/2.470 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa, chiếm tỷ lệ 68,62%. Có thể nói, thành quả quan trọng nhất là có sự gắn kết, lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới và đã có 152/152 xã đăng ký thực hiện tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư. Đến nay có 5 xã: Hòa Thuận, Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột), Ea Kly, Hòa Đông (huyện Krông Pắc) và Quảng Tiến (huyện Cư M’gar) đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa. Qua phong trào này, Ban chỉ đạo các địa phương cũng đã phát động nhiều hoạt động bổ ích, có ý nghĩa như: Học tập, lao động, sáng tạo trong khối công-nông-trí thức-viên chức Nhà nước; Xây dựng và nêu gương người tốt, việc tốt trong toàn dân…

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Mai Hoan Niê Kdăm  tại hội nghị thì việc thực hiện phong trào ở một số nơi còn nặng hình thức, chưa bám sát thực tiễn nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không nêu gương trước nhân dân, cộng đồng trong việc thực hiện nghiêm nếp sống văn minh theo Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 24 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đặc biệt gần đây nhất là Quy định 09 của Tỉnh ủy. Thời gian tới, Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH ở các cấp cần phải được kiện toàn, tổ chức theo hướng tinh, gọn và tập trung hơn để hướng đến sự bền vững, thực chất hơn trên tất cả các tiêu chí của phong trào.

Đ.Đ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.