Multimedia Đọc Báo in

Chi nhánh Viettel Đắk Lắk tiếp nhận đăng ký mổ tim nhân đạo tại tất cả các cửa hàng

15:46, 09/09/2015
Chi nhánh Viettel Đắk Lắk đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh trong việc đẩy mạnh việc truyền thông, hướng dẫn các thủ tục hỗ trợ điều trị và phẩu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
 
a
Ảnh minh họa (Ảnh: Thúy Hồng)

Theo đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, Chi nhánh Viettel Đắk Lắk còn tổ chức tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người nhà bệnh nhân đăng ký tại tất cả các Cửa hàng Viettel trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài việc đến đăng ký trực tiếp tại các cửa hàng, người nhà bệnh nhân cũng có thể gọi điện thoại đến số máy 05006 250 178 hoặc truy cập từ Website: http://traitimchoem.vtv.vn để được tư vấn, hướng dẫn, tìm hiểu về chương trình này. 

a
Tờ rơi truyền thông có đầy đủ thông tin về điện thoại, địa chỉ tiếp nhận để người nhà bệnh nhân dễ liên hệ đăng ký mổ tim nhân đạo "Trái tim cho em"
Chương trình “Trái tim cho em” được triển khai trên toàn quốc từ năm 2008. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là 1 trong 3 đơn vị sáng lập và là nhà tài trợ lớn nhất của chương trình này. Trong 7 năm thực hiện chương trình, Viettel đã đóng góp cho chương trình hàng chục tỷ đồng, phối hợp trực tiếp với nhiều bệnh viện lớn trong cả nước để tài trợ chi phí phẫu thuật và điều trị can thiệp tim mạch cho các bệnh nhân. Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ phẫu thuật thành công cho 2.700 em nhỏ dưới 16 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc, trong đó, riêng tỉnh Đắk Lắk có 46 em.
Được biết, trong giai đoạn 2 (2015 – 2020) chương trình “Trái tim cho em” dự kiến sẽ hỗ trợ, phẫu thuật khoảng 3.000 trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh và khám sàng lọc bệnh tim cho 30.000 trẻ em nghèo.
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.