Multimedia Đọc Báo in

Các công trình công cộng mới chỉ đáp ứng 5-10% điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật

12:54, 06/11/2015

Đến nay mới chỉ có 5-10% các công trình trên địa bàn tỉnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 78.500 người khuyết tật, chiếm 4,2% dân số. Theo lộ trình cải tạo công trình công cộng, phương tiện giao thông tiếp cận được quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, đến năm 2015 có ít nhất 50%, đến năm 2017 có ít nhất 75% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến tàu, bến xe; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

1
Bến xe khách phía Nam TP. Buôn Ma Thuột là một trong những địa điểm có khu vực vệ sinh bảo đảm điều kiện tiếp cận của người khuyết tật

Không những vậy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt chưa quan tâm đầu tư, cải tạo phương tiện đáp ứng quy chuẩn về giao thông tiếp cận cho người khuyết tật. Việc thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông của các chủ đầu tư chưa áp dụng hệ thống quy chuẩn, quy định kỹ thuật về tiếp cận giao thông cho người khuyết tật theo hướng dẫn của Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT, ngày 24-9-2010 của Bộ Giao thông vận tải.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.