Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam phấn đấu đưa tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 100%

17:42, 12/11/2015

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi quốc gia cần có các biện pháp để tự đảm bảo nguồn máu và an toàn truyền máu, trong đó, đẩy mạnh vận động người hiến máu tình nguyện (HMTN), vận động hiến máu nhắc lại là các biện pháp được ưu tiên, chú trọng.

WHO đặt mục tiêu đến năm 2020, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đạt tỉ lệ 100% lượng máu tiếp nhận được là từ người HMTN. Tuy nhiên, vấn đề này gặp phải nhiều thách thức ở tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Hiện tại mới có khoảng 60 nước đạt được tỉ lệ này. Năm 2014, một số nước trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã đạt tỉ lệ 100% HMTN (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Australia, Brunei).

Tại Việt Nam, tỉ lệ HMTN đã đạt 96% tổng số máu thu được, cao hơn một số nước trong khu vực như: Philippines (84%),  Campuchia (35%)...

cán bộ công chức viên chức tỉnh Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện.
Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện.

Hướng tới mục tiêu 100% đơn vị máu tiếp nhận từ người tình nguyện vào năm 2020, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng và phát triển nguồn người HMTN, an toàn: tổ chức được các chương trình truyền thông hiến máu hiệu quả ở hầu hết các địa phương như triển khai việc tiếp nhận máu tập trung, tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông lớn về HMTN quy mô toàn quốc và tại các tỉnh/thành phố (Lễ hội xuân hồng, Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ…); xây dựng và phát triển được đội ngũ tình nguyện viên, cộng tác viên tham gia vào công tác vận động, tuyển chọn và tổ chức điểm hiến máu với trên 1.000 câu lạc bộ, đội, nhóm, khoảng trên 20.000 thành viên hoạt động thường xuyên trên khắp cả nước; tổ chức chương trình tôn vinh người hiến máu cấp quốc để góp phần duy trì nguồn người HMTN, an toàn.

K.O (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.