Multimedia Đọc Báo in

Quy định về quản lý, vận hành khai thác đường, cầu trên đường giao thông nông thôn

16:32, 23/12/2015
UBND tỉnh vừa ban hành quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn (GTNT), cầu trên đường GTNT (gọi tắt là đường, cầu GTNT) thuộc địa bàn tỉnh.
 
g
Ảnh: minh họa
Theo đó, đối với công trình thuộc sở hữu Nhà nước, UBND cấp huyện sẽ làm chủ quản lý sử dụng đối với các công trình: đường, cầu GTNT do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư thuộc hệ thống đường do UBND cấp huyện quản lý; cầu trên đường GTNT do UBND cấp xã quản lý có quy mô: cầu treo có khẩu độ từ 70 mét trở lên, cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50 mét trở lên. UBND xã làm chủ quản lý đối với đường, cầu GTNT do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư thuộc hệ thống đường do UBND cấp xã quản lý (trừ các công trình quy định chủ quản lý của UBND cấp huyện). Đối với đường, cầu GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng. Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhưng không đủ khả năng làm chủ quản lý thì chủ quản lý sử dụng công trình thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ quản lý, sử dụng. Đối với đường, cầu GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn chủ quản lý sử dụng.
 
Quyết định cũng nêu rõ, việc quản lý, vận hành đường, cầu GTNT phải bảo đảm an toàn cho người, công trình, tài sản trong phạm vi an toàn công trình; công trình đưa vào vận hành, khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định. Đồng thời, nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi như: tự ý tháo, lắp hoặc phá hoại các bộ phận, hạng mục của công trình; lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn cầu, đường GTNT; lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, cáp quang…trên đường, cầu GTNT.
 
Hoàng Tuyết
 
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.