Multimedia Đọc Báo in

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tổng kết năm 2015

08:45, 01/01/2016

Chiều 31-12, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức cuộc họp tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị  NHCSXH Nguyễn Hải Ninh chủ trì cuộc họp.

Các đại biểu tham dự cuộc họp
Các đại biểu tham dự cuộc họp

Theo báo cáo tại cuộc họp ước đến 31-12-2015, tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh đạt 3.309 tỷ đồng, tăng trên 299,7 tỷ đồng so với đầu năm 2015. Tổng doanh số cho vay năm 2015 đạt trên 1.062 tỷ đồng với 50.000 lượt hộ, tăng 293,4 tỷ đồng và 5.533 hộ so với năm 2014. Tính đến 31-12, tổng dư nợ đạt 3.277 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch, tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,2%; nợ xấu trên 15,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,48%. Dư nợ cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) đạt 3.268,8 tỷ đồng, chiếm 99,7% dư nợ cho vay của Chi nhánh, tăng 274,2 tỷ đồng so với năm 2014...

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hải Ninh khẳng định, nguồn vốn vay của  NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã đến được với các hộ dân ở thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2015. Trong năm 2016, đơn vị cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phấn đấu đạt các mục tiêu: phấn đấu tăng số dư tiền gửi trên 20 tỷ đồng so với cuối năm 2015; vốn ủy thác đạt trên 16 tỷ đồng; tăng trưởng dư nợ từ 10% trở lên; giảm nợ xấu xuống dưới 0,4%... 

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.