Multimedia Đọc Báo in

Tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong khu dân cư được tăng thêm 10 km/h

19:35, 19/01/2016

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo đó, tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ trong khu vực đông dân cư được tăng thêm 10 km/h tương ứng với mỗi loại đường.

Cụ thể, trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe, cho phép xe cơ giới (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh trở lên) chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h; đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50 km/h.

Từ ngày 1-3-2016, tốc độ của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi lưu thông trong khu đông dân cư được tăng thêm 10 km/h (Ảnh minh họa).

Với đường không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe giữ nguyên tốc độ tối đa như hiện nay; đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe trở lên được tăng tốc độ tối đa 10 km/h.

Thông tư 91 cũng quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, trường hợp đặt các biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ thì giá trị tốc độ ghi trên biển cảnh báo, biển hạn chế tốc độ không được dưới 50 km/h.

Với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50 cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h), kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-3-2016.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.