Multimedia Đọc Báo in

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Pắc

15:24, 10/03/2016

Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Khút Niê làm Trưởng đoàn vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Pắc nhằm chuẩn bị các nội dung báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

Tại Hội nghị, cử tri đã được thông báo những nội dung Quốc hội sẽ xem xét, quyết định tại kỳ họp và kiến nghị một số nội dung. Cử tri Nguyễn Văn Tự,  tổ 4 thị trấn Phước An bày tỏ lo lắng trước tệ nạn tham nhũng chưa được giải quyết triệt để, công tác phòng chống chưa hiệu quả và mong muốn Quốc hội cần tăng cường vai trò giám sát trong lĩnh vực này. Cử tri cũng cho rằng tiếng nói của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên diễn đàn Quốc hội còn khiêm tốn, chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm là người đại biểu của nhân dân, đề nghị các đại biểu rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cử tri Nguyễn Văn Tự bày tỏ lo lắng trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông, nhất là hành động bành trướng, lấn chiếm, xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mong muốn Quốc hội cần đưa ra giải pháp để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.

Cử tri Lương Hồng Phong, tổ dân phố 3, thị trấn Phước An nhận xét một số bộ trưởng khi trả lời chất vấn tại Quốc hội chưa trực tiếp đi vào vấn đề trọng tâm mà còn chung chung, không rõ ràng; mong muốn các đại biểu Quốc hội ứng cử tại các địa phương cần thực hiện lời hứa của mình trước nhân dân. Cử tri Phan Văn Nà, khối 14, thị trấn Phước An cho rằng các đại biểu Quốc hội cần gần gũi, sâu sát với nhân dân hơn nữa. Một số cử tri cũng kiến nghị các cơ quan liên quan cần kịp thời sửa đổi một số bất cập trong thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 62, đảm bảo quyền lợi của người được thụ hưởng…
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Y Khút Niê ghi nhận các kiến cử tri để phản ảnh lên kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

 Đăng Triều
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.