Multimedia Đọc Báo in

Đại lễ Phật đản 2016 tại huyện Cư M'gar

18:39, 21/05/2016
Sáng 21-5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Cư M’gar đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560 - Dương lịch 2016 tại Chùa Hoa Nghiêm (thị trấn Quảng Phú). Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, lãnh đạo huyện Cư M’gar và thị trấn Quảng Phú cùng hơn 1.000 phật tử đã đến tham dự.
 
Đông đảo phật tử tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560
Đông đảo phật tử tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560
Tại buổi lễ, các đại biểu và tăng ni, phật tử đã được nghe thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, diễn văn Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tham gia dâng hương cúng dường, dâng hoa lễ Phật đản, nghi thức Phật đản truyền thống, thả bồ câu và bong bóng cầu nguyện hòa bình thế giới…
 
Các đại biểu làm lễ dâng hương cúng dường
Các đại biểu làm lễ dâng hương cúng dường
Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Cư M’gar đã chúc mừng toàn thể chư tôn, hòa thượng, đại đức, tăng, ni, phật tử đón một mùa Phật đản vui vẻ, hạnh phúc; đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các tăng, ni, phật tử vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa huyện nhà ngày càng phát triển.
 
Các phật tử phát quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Các phật tử phát quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Được biết, để hướng về Đại lễ Phật đản 2016, Ban Trị sự Chùa Hoa Nghiêm cùng các tổ chức, cá nhân hảo tâm và tăng ni, phật tử đã tặng hơn 1.000 suất quà với tổng trị giá 500 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cư M’gar.
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.