Multimedia Đọc Báo in

Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới hằng năm

06:42, 02/06/2016

Từ năm 2016, Bộ TN&MT thực hiện chủ trương đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5-6) trên phạm vi cả nước, tránh việc tổ chức một cách hình thức và thông qua đó khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

a
Trồng cây hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2015 tại TP. Buôn Ma Thuột: (Ảnh minh họa)

Theo đó, năm nay, Bộ sẽ không tổ chức lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới vào sáng ngày 5-6 mà sẽ phát động “Tháng hành động vì môi trường” và tổ chức lễ trồng cây, thả động vật hoang dã về rừng (tại TP. Lào Cai) với nội dung truyền tải những thông điệp, ý nghĩa về công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới cộng đồng người dân cả nước. Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” sẽ được Bộ tổ chức trên phạm vi cả nước định kỳ hàng năm nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và khẳng định sự cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề môi trường toàn cầu nói chung và của quốc gia nói riêng.

Tại Đắk Lắk, hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” năm 2016, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, trường học, lực lượng vũ trang và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động: tham gia các hoạt động dọn vệ sinh; phát động phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; phát hiện, biểu dương và khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững; phổ biến, giới thiệu các mô hình tiên tiến bảo vệ môi trường, lên án các hành động buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã…

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.