Multimedia Đọc Báo in

Sẽ tổ chức Hội chợ Công thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2016 tại TP. Buôn Ma Thuột

14:47, 03/06/2016

Sở Công thương cho biết, Hội chợ Công thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2016 sẽ được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột từ ngày 9 đến 15-6 tới.

Hội chợ do Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương Đắk Lắk tổ chức, là hoạt động nằm trong chương trình khuyến công quốc gia năm 2016.

Đây cũng là dịp để tiếp tục giới thiệu thành tựu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh tế, văn hoá của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời, tạo cơ hội để các doanh nghiệp (DN) quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thêm thị trường mới.

Dự kiến hội chợ thu hút 350 gian hàng của 150 DN thuộc các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm như dây chuyền công nghệ, thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, ôtô, xe máy, kim, khí, điện máy, điện tử, công nghệ thông tin, may mặc, thủ công mỹ nghệ, cà phê, mật ong...  Hội chợ sẽ phân thành các khu trưng bày, bán bán sản phẩm của các DN trong nước; khu triển lãm các công trình nghiên cứu khoa học, mô hình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các tỉnh; khu ẩm thực, khu biểu diễn văn nghệ... 

Người dân tham quan, tìm hiểu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hợp tác xã mây tre đan Phú Thịnh (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) tại Hội chợ Công nghiệp Đắk Lắk năm 2014

Về phía tỉnh Đắk Lắk, ngoài số gian hàng của các doanh nghiệp, UBND tỉnh sẽ tổ chức một gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương như cà phê, tiêu, ong mật, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí…; đồng thời kêu gọi đầu tư, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị của sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.

 


Đỗ Lan
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.