Multimedia Đọc Báo in

Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020

17:12, 13/07/2016

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020.

a
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ từ các chi nhánh chuyển lên tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh: (Ảnh minh họa)

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cường đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin (CNTT), thúc đẩy ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành nhằm hiện đại công tác hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải thiện môi trường làm việc và minh bạch thông tin; đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho mọi tổ chức, công dân cùng tham gia quản lý nhà nước và xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh. Kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk hoàn thành các mục tiêu cơ bản về xây dựng Chính quyền điện tử tại địa phương theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trên 555 tỷ đồng; trong đó, ngân sách đầu tư trung ương là 45 tỷ đồng, ngân sách đầu tư tỉnh 309 tỷ đồng và ngân sách sự nghiệp tỉnh trên 201 tỷ đồng.

Được biết, hiện nay 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh có ứng dụng mạng nội bộ (Lan), có kết nối internet và đã trang bị hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đang sử dụng trong công tác chuyên môn; 18/29 đơn vị cấp sở, ban, ngành có trang thông tin điện tử. Đối với cấp huyện, 70% các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện và 30% xã, phường, thị trấn có sử dụng mạng nội bộ (Lan), kết nối internet băng thông rộng; 100% huyện, thị xã, thành phố đã đầu tư, xây dựng quản lý văn bản và điều hành, hệ thống “Một cửa điện tử cấp huyện”; 13/15 huyện, thị xã, thành phố có trang thông tin điện tử…

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.