Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tham quan, khảo sát thực tế tại huyện Cư M'gar

14:48, 07/08/2016

Sáng 6-8, Đoàn công tác Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với huyện ủy Cư M’gar và đi tham quan, khảo sát thực tế tại các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của các hộ nông dân, tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của huyện. 

Đoàn công tác làm việc tại UBND huyện Cư M'gar
Đoàn công tác làm việc tại UBND huyện Cư M'gar

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác, đại diện lãnh đạo huyện Cư M’gar đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới nhằm giúp các doanh nghiệp Nhật Bản hiểu rõ về các lĩnh vực huyện đang tích cực tìm kiếm đối tác đầu tư. Thế mạnh hiện nay của huyện là sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên là 824,43 km2, trong đó đất nông nghiệp 69.000 ha, riêng đất đỏ bazan chiếm 65,11%, rất phù hợp cho việc phát triển cây ăn trái và hoa màu. Bên cạnh đó, Cư M’gar là vùng chuyên canh cà phê lớn của tỉnh với 36.000 ha. Tuy nhiên, tại địa phương nhiều diện tích của các hộ trồng rau và hoa màu có qui mô nhỏ lẻ, thời vụ trồng còn phụ thuộc vào thời tiết. Vì vậy, việc đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, từng bước hỗ trợ cho người dân khắc phục được những nhược điểm về thời tiết cũng như tăng năng suất, phát triển thành vùng chuyên sản xuất lớn có giá trị cao và mang tính hàng hóa.

Đoàn công tác  thăm vườn thực nghiệm dưa lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của huyện.
... thăm vườn thực nghiệm dưa lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao 

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Kaneko Kinji – Trưởng đoàn Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng với lợi thế sẵn có, huyện cần tập trung vào lĩnh vực cụ thể và đề ra những mục tiêu ngắn hạn, tăng cường trao đổi thông tin với phía doanh nghiệp Nhật Bản và một số nước thông qua hoạt động hội chợ, triển lãm... Ngoài lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, huyện cần đầu tư cho du lịch và thương mại dịch vụ để tạo thành chuỗi liên kết gia tăng giá trị hàng hóa nhằm thu hút đầu tư. 

và mô hình trồng bơ Booth hiệu quả cao tại thị trấn Quảng Phú
và mô hình trồng bơ Booth hiệu quả cao tại thị trấn Quảng Phú.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.