Multimedia Đọc Báo in

Nhiều người tiêu dùng "ngại" khiếu nại khi quyền lợi bị xâm phạm

11:08, 25/08/2016
Theo báo cáo kết quả khảo sát người tiêu dùng (NTD) vừa được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) công bố, phần lớn NTD đã chọn phương án “im lặng, bỏ qua” khi quyền lợi bị xâm phạm.
Cụ thể, có đến 56% NTD tham gia khảo sát trả lời rằng đã từng bị xâm phạm quyền lợi với tư cách là NTD trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015, nhưng số lượng người quyết định phương án để có thể tự bảo vệ mình như chủ động khiếu nại trực tiếp tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD hỗ trợ còn rất thấp. Cụ thể, khi được hỏi “Trong quá trình mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ và xảy ra tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh, thì chọn phương án nào?”, có tới 44% số người được hỏi chọn phương án im lặng và bỏ qua vụ việc, 20% chọn phương án yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD; 36% thực hiện việc khiếu nại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Lý do được người tham gia khảo sát đưa ra cho việc im lặng, bỏ qua vụ việc là vì giá trị tranh chấp nhỏ (38,56%), thủ tục khiếu nại, khiếu kiện tới cơ quan có thẩm quyền phức tạp (22,05%), cho rằng đơn vị kinh doanh sẽ không giải quyết (15,92%), không biết đến quy định pháp luật có liên quan (11,1%), không biết đến cơ quan, tổ chức hỗ trợ giải quyết khiếu nại cho NTD (10,75%)…
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cuộc khảo sát ý kiến, nhận thức của NTD được Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với một số cơ quan, tổ chức khác tiến hành trên 12 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Đắk Lắk; khảo sát được thực hiện trong tháng 3 và 4 - 2016. Nội dung khảo sát tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiểu biết của NTD về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD; đánh giá hiểu biết của NTD về cơ quan, tổ chức bảo vệ NTD; nhận diện hành vi, lĩnh vực thường bị vi phạm quyền lợi NTD; ứng xử của NTD, doanh nghiệp khi có tranh chấp…

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.