Multimedia Đọc Báo in

Chủ động phòng, chống thiên tai năm 2016

23:00, 11/09/2016
UBND tỉnh vừa có chỉ thị yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp chủ động ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
 
Cụ thể, rà soát, tổng hợp các công trình thủy lợi có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, mất an toàn để đề xuất sửa chữa, khắc phục; vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện đúng quy trình mùa lũ và xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du khi xả lũ hoặc vỡ đập; bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trong mọi tình huống; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai. Đối với các địa phương, phải xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho các hộ dân vùng có nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; đồng thời, thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ…
 
UBND tỉnh yêu cầu Sở Công thương giám sát các nhà máy thủy điện vận hành hồ chứa đúng quy trình, bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Trong ảnh: Hệ thống đập và cửa xả thủy điện Buôn Kuốp
 Hệ thống đập và cửa xả thủy điện Buôn Kuốp
 
Theo dự báo của cơ quan chức năng, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết trong năm 2016 diễn biến khó lường theo chiều hướng cực đoan và mưa lũ xuất hiện với tần suất cao.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.