Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Krông Bông

15:46, 10/09/2016

Ngày 9-9, Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra tại huyện Krông Bông.

Kiểm tra việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị trấn Krông Kmar.
Kiểm tra việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại UBND thị trấn Krông Kmar.

Qua kiểm tra tại các xã: Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, thị trấn Krông Kmar và UBND huyện cho thấy: Trang thiết bị của bộ phận một cửa tương đối bảo đảm; trình độ chuyên môn của công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công việc; các phòng chuyên môn có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Việc thực hiện các quy định trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính tương đối đầy đủ và kịp thời theo quy định. Công tác hiện đại hóa hành chính đạt những kết quả nhất định; thư điện tử công vụ được 100% cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện sử dụng; trang thông tin điện tử cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho người truy cập...

Kiểm tra công tác CCHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Krông Bông.
Kiểm tra công tác CCHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Krông Bông.

Bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế như: Triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh chưa cụ thể; chưa xác định bộ chỉ số CCHC cấp xã trên địa bàn huyện. Tại UBND cấp xã, việc tổ chức thực hiện công tác CCHC chưa đạt yêu cầu; phụ cấp cho công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đủ theo quy định. UBND huyện chưa kiện toàn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, chưa ban hành lại Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để phù hợp với Quyết định 48/2015/QĐ-UBND...

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.