Multimedia Đọc Báo in

Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ công trình kênh chính hồ chứa nước Ea Rớt

10:15, 19/10/2016
Ngày 17-10, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để phục vụ xây dựng công trình hệ thống kênh chính hồ chứa nước Ea Rớt, thuộc Dự án Krông Pắc Thượng.
 
Khu vực bị cưỡng chế thu hồi là đất của hộ bà Nguyễn Thị Làn liên kết trồng rừng sản xuất với Công ty Lâm nghiệp Ea Kar (thửa đất số 58, tiểu khu 703, thôn 6B xã Cư Elang). Trước khi tổ chức cưỡng chế, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, nhưng gia đình bà Làn không đồng ý với phương án hỗ trợ di dời.
 
Hệ thống kênh chính dài hơn 30 km không thể đưa vào sử dụng được chỉ vì “vướng” gần 15 m
Hệ thống kênh chính dài hơn 30 km không thể đưa vào sử dụng được chỉ vì “vướng” gần 15 m đất qua vườn của bà Làn
 
Sự việc kéo dài đã 2 năm, đến nay công trình kênh chính dài hơn 30 km đã hoàn thành, nhưng do chưa đấu nối được đoạn đi qua vườn nhà bà Làn nên không thể đưa vào sử dụng, gây ảnh hưởng đến công năng của hồ chứa nước Ea Rớt, bức xúc trong nhân dân. 
 
Đại diện chính quyền địa phương đọc quyết định cưỡng chế, thu hồi
Đại diện chính quyền địa phương đọc quyết định cưỡng chế, thu hồi
 
Sáng 17-10, các cấp chính quyền địa phương tiếp tục vận động, nhưng gia đình bà Làn vẫn không tự giác di dời, buộc địa phương phải tiến hành các thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 
Được biết, hồ chứa Ea Rớt là một trong hai danh mục chính của Công trình thủy lợi Krông Pắk Thượng, trong đó, hồ chứa Ea Rớt có dung tích 16,7 triệu m3, tưới cho 2150 ha cây trồng và phục vụ dân di cư tái định cư.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.