Multimedia Đọc Báo in

Đối thoại với tiểu thương chợ tạm Buôn Ma Thuột

11:00, 29/10/2016

Ngày 28-10, Đoàn thanh tra liên ngành số 1399 (thành lập theo Quyết định số 1399/QĐ-TTCP ngày 3-6-2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ) phối hợp với UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan tiến hành đối thoại với công dân là tiểu thương chợ tạm Buôn Ma Thuột.

Trưởng đoàn thanh tra 1399 Ngô Chí Thành chủ trì buổi đối thoại.
Trưởng đoàn thanh tra 1399 Ngô Chí Thành chủ trì buổi đối thoại.

Tham dự đối thoại có các ông: Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đại diện tiểu thương nêu kiến nghị tại buổi đối thoại.
Đại diện tiểu thương nêu kiến nghị tại buổi đối thoại.

Tại buổi đối thoại, các bên đã trao đổi, thảo luận về nội dung kiến nghị, phản ánh của các hộ tiểu thương đang kinh doanh tại khu vực chợ tạm Buôn Ma Thuột như: sự đóng góp của các hộ tiểu thương trong lịch sử và quá trình xây dựng, phát triển chợ Buôn Ma Thuột; các căn cứ của việc lựa chọn nhà đầu tư cũng như hình thức đầu tư; việc cho thuê mặt bằng ki-ốt chợ Buôn Ma Thuột; một số vấn đề liên quan đến thông báo số 32 của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng và Kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại buổi đối thoại.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại buổi đối thoại.

Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh khẳng định, những đóng góp trong xây dựng, phát triển chợ Buôn Ma Thuột của các hộ tiểu thương luôn được UBND tỉnh ghi nhận và những kiến nghị, phản ánh của người dân được UBND tỉnh tiếp thu, tích cực hợp tác nhằm nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc, giúp tiểu thương yên tâm kinh doanh, buôn bán…

Kết luận buổi đối thoại, đại diện Đoàn thanh tra liên ngành 1399 ghi nhận những ý kiến đóng góp của các tiểu thương. Trên cơ sở khách quan, Đoàn thanh tra sẽ tổng hợp các kiến nghị, phản ánh và tiếp tục tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp, giúp các tiểu thương ổn định kinh doanh.

 

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.