Multimedia Đọc Báo in

Kế hoạch phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh

17:26, 20/10/2016

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

a
Người dân TP. Buôn Ma Thuột sử dụng nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. (Ảnh minh họa)

Theo đó, giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh phấn đấu 100% các đô thị trên địa bàn tỉnh được đầu tư (hoặc có dự án đầu tư) hệ thống cấp nước sạch tập trung; tỷ lệ cấp nước sạch bình quân tại các đô thị đạt 90% (riêng TP. Buôn Ma Thuột đạt 95%, khu vực ngoại thành đạt trên 50%); tiêu chuẩn cấp nước bình quân 130 lít/người/ngày đêm; chất lượng nước đạt chuẩn quy định tại tất cả các đô thị trong tỉnh, dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24h/ngày; ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm hợp lý, riêng đối với TP. Buôn Ma Thuột  tỷ lệ khai thác nước ngầm đến năm 2020 không quá 40% so với công suất khai thác của năm 2015…

Ngoài ra, có 13 công trình cấp nước đô thị ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 gồm dự án: Bổ sung nguồn cấp nước TP. Buôn Ma Thuột; mở rộng mạng lưới phân phối và nâng công suất hệ thống cấp nước (thị xã Buôn Hồ); nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn Ea Drăng (Ea H’leo), thị trấn Ea Súp (Ea Súp), huyện Cư M’gar, thị trấn Ea Knốp (Ea Kar), thị trấn Phước An (Krông Pắc); hệ thống cấp nước thị trấn M’Đrắk (M'Đrắk), thị trấn Buôn Trấp (Krông Ana), thị trấn Liên Sơn (Lắk), huyện lỵ Krông Búk, khu công nghiệp Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột); nâng cấp mở rộng công trình cấp nước tập trung Krông K’mar (Krông Bông).

Kế hoạch phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 nhằm đánh giá sơ bộ nhu cầu cấp nước sạch đô thị, xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn trung hạn; áp dụng các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đô thị; đầu tư phát triển mạng lưới, mở rộng vùng phục vụ cấp nước sạch đô thị.

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.