Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 245 con trâu, bò bị lở mồm long móng

14:18, 27/10/2016

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, từ tháng 9-2016 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 245 con trâu, bò của 31 hộ thuộc các huyện Krông Bông, Ea Súp và Buôn Đôn bị bệnh lở mồm long móng.

Sau khi phát hiện bệnh, trạm thú y các huyện đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng 6. Kết quả: số trâu, bò mắc bệnh tại 2 huyện Krông Bông, Buôn Đôn là do virut type A và O, riêng huyện Ea Súp chưa xác định được type vi rút. Số trâu, bò bị mắc bệnh đều có các triệu chứng như: loét miệng, chảy nước dãi, viêm loét viền móng, bỏ ăn… 

Huyện Buôn Đôn là địa bàn có số lượng trâu, bò mắc bệnh nhiều nhất với 109 con bị nhiễm (tính từ ngày 19-10 đến nay), tập trung tại xã Ea Wer. Bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Bệnh lây lan rất nhanh, nếu như ngày 19-10 mới chỉ phát hiện 10 con bị bệnh thì nay đã lên 109 con. Huyện đã công bố dịch”.

C
Cán bộ Trạm Thú y huyện Buôn Đôn phun thuốc sát trùng phòng, chống bệnh lở mồm, long móng.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh lở mồm long móng, Chi cục Thú y tỉnh đã hướng dẫn các huyện công bố dịch, điều tra ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm; thành lập các tổ chốt kiểm dịch, đồng thời thông báo rộng rãi tình hình dịch bệnh trên địa bàn để người dân chủ động phòng, chống; hỗ trợ hóa chất sát trùng cho các hộ có gia súc mắc bệnh, hướng dẫn người dân cách phun thuốc tiêu độc, khử trùng; vận động người dân không chăn, thả rông, buôn bán gia súc mắc bệnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện để sớm có các biện phát xử lý ổ dịch…

          Nguyễn Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.