Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh

17:29, 20/10/2016

UBND tỉnh vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk và các sở, ngành có liên quan về việc triển khai Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025.

a
Nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk kiểm tra một điểm cấp nước trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột: (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Chương trình đặt ra mục tiêu đến 2020: tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90 - 95%; hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh. Đến năm 2025 tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%…

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh về Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch cấp tỉnh trước ngày 10-11-2016; Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk xây dựng Kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định; Sở Xây dựng chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng Kế hoạch và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 12-2016; Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.