Multimedia Đọc Báo in

Xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin) làm tốt công tác huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

09:16, 12/10/2016

Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQVN tỉnh vừa giám sát việc huy động nhân dân đóng góp làm đường giao thông trong phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2015 tại xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin).

Theo báo cáo của UBND xã Hòa Hiệp, từ năm 2011 đến 2015, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động nhân dân đóng góp, xã đã đầu tư xây dựng được 17,3 km đường giao thông với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 6,27 tỷ đồng đồng, nhân dân đóng góp hơn 3,7 tỷ đồng. Ngoài ra, xã Hòa Hiệp còn đầu tư nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc của UBND xã, trường học, nhà văn hóa xã và các thôn, buôn, trạm y tế xã, xây dựng chợ nông thôn và nhiều công trình phúc lợi khác.

Xã Hòa Hiệp đã triển khai 3 mô hình chăn nuôi trang trại, 4 mô hình nuôi cá nước ngọt truyền thống, 1 mô hình trình diễn cánh đồng ICM, 1 mô hình trồng rau sạch và hơn 130 gia trại; tổ chức 42 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 3.500 lượt người tham gia. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 27 triệu đồng, tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,55%. Đến hết năm 2015, xã Hòa Hiệp đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới.

Đoàn giám sát đã ghi nhận, đánh giá cao cách điều hành và kết quả thực hiện phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của xã Hòa Hiệp. Đồng thời, đề nghị xã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của người dân, tạo điều kiện để người dân thực sự làm chủ thể trong thực hiện phong trào; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Nhà nước, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của địa phương để sớm hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

                            Hồng Khanh 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.