Multimedia Đọc Báo in

Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam mong muốn doanh nghiệp Đắk Lắk mở rộng thị trường vào nước này

15:40, 11/11/2016
Trong chương trình làm việc tại Đắk Lắk, chiều 10-11, đoàn công tác của Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đến thăm và làm việc một số doanh nghiệp (DN) của tỉnh.
 
Tại Tập đoàn An Thái, Đoàn công tác đã được giới thiệu về quá trình hình thành, những sản phẩm chủ lực và thế mạnh các sản phẩm của đơn vị trên thị trường. Khi biết thông tin Tập đoàn An Thái đã có mặt ở hơn 30 nước, nhưng không có thị trường Nam Phi, Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Kgomotso Ruth Magau đã bày tỏ mong muốn Tập đoàn An Thái sớm có chiến lược kinh doanh tại thị trường nước này. Bà Ruth Magau cam kết sẽ là cầu nối để Tập đoàn An Thái có thể gặp gỡ, hợp tác với những đối tác tin cậy, đồng thời sẽ có những tác động nhất định đối với Chính phủ nước này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi tham gia vào thị Nam Phi.
 
Đoàn công tác tìm hiểu sản phẩm của Tập đoàn An Thái
Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Ruth Magau cùng đoàn công tác tìm hiểu sản phẩm của Tập đoàn An Thái
 
Thăm Công ty TNHH Tín Nghĩa Đắk Lắk, đoàn công tác cũng tỏ ra ấn tượng với những sản phẩm gỗ của DN này. Bà Ruth Magau mong muốn Công ty TNHH Tín Nghĩa Đắk Lắk sớm có mặt tại thị trường Nam Phi, đồng thời giúp nước này trong việc đào tạo công nhân kỹ thuật ở lĩnh vực chế biến gỗ.
 
Đoàn công tác tham quan xưởng sản xuất của Công ty TNHH Tín Nghĩa Đắk Lắk
Đoàn công tác tham quan xưởng sản xuất của Công ty TNHH Tín Nghĩa Đắk Lắk
 
Các DN của tỉnh đã bày tỏ sự biết ơn của mình trước tấm lòng thịnh tình của bà Đại sứ cùng đoàn công tác và hứa sẽ tìm hiểu, tiếp cận thị trường Nam Phi vào một thời điểm thích hợp.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.